Không gian bếp được xem là vị trí quan trọng cốt lõi giúp ngôi nhà của bạn được vẹn tròn, giữ lửa và no đủ, ấm áp. Ngoài ra, chọn cách bố trí phòng bếp khoa học hợp lý còn giúp người sử dụng được thuận lợi hơn trong việc bếp núc. Vậy cách bố trí phòng bếp khoa học nào vừa đáp ứng tính thẩm mỹ, vừa tiện nghi lại chuẩn phong thủy mang đến nhiều vận khí tốt lành đến với gia chủ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về chủ đề này.
1. Lý do phòng bếp cần được bố trí khoa học
Bếp là nơi giữ lửa cho gia đình, biểu tượng cho những ngôi nhà tràn đầy sinh khí, hạnh phúc và ấm no. Do vậy, việc bố trí phòng bếp rất được các gia chủ đặc biệt chú ý. Bạn phải thiết kế sao cho mọi chi tiết, mọi bố cục của từng vật dụng, hướng cửa, hướng bếp và đồ dùng liên quan phải có tính liên kết chặt chẽ nhau, hợp lý và không rườm rà. Những lý do sau khiến bạn cần chú trọng đến việc trang trí phòng bếp đẹp:
- Tăng cảm giác vui vẻ giúp cho buổi ăn của các thành viên được ngon miệng, thoải mái từ đó gắn kết tình cảm gia đình.
- Giúp cho việc sơ chế, nấu nướng trở nên thuận tiện và dễ dàng.
- Đem lại cảm giác thích thú khi bước vào bếp.
- Kích thích khả năng sáng tạo của người làm bếp.
- Tạo được một không gian sang trọng, ấm cúng, đúng ý gia chủ.
- Phù hợp với bản mệnh đem đến sự may mắn, thuận lợi, hanh thông cho gia chủ.
- Thể hiện sự đẳng cấp, gu thẩm mỹ cũng như tính cách của chủ nhà.
Vì vậy, cách bố trí phòng bếp khoa học, đẹp, đúng phong thủy là điều không nên xem nhẹ. Từ màu sắc đến chi tiết, thiết kế, đồ dùng trong bếp đều giữ vai trò quan trọng giúp không gian chung của ngôi nhà bạn trở nên tuyệt vời. Để mỗi khi bước chân xuống bếp, tinh thần của bạn luôn vui vẻ, thoải mái và bắt đầu cho những bữa ăn thật ngon.
2. 3 Cách bố trí phòng bếp khoa học bạn nên biết
Cách bố trí phòng bếp khoa học, đẹp, đúng nguyên tắc sẽ mang đến nhiều vận khí tốt lành cho gia chủ. Hãy tham khảo ngay 3 cách bố trí phòng bếp khoa học, phong thủy dưới đây để biến không gian bếp của bạn trở nên thật đặc biệt:
Cách 1: Bố trí phòng bếp theo phong thủy
Tại sao phải bố trí phòng bếp hợp phong thủy? Mỗi vị trí trong ngôi nhà đều giữ một vai trò riêng, giúp cho mọi việc của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với gia chủ sẽ trở nên hanh thông, thuận lợi, khỏe mạnh và tinh thần an yên. Trong đó, việc thiết kế nhà bếp phù hợp bản mệnh của gia chủ là điều rất quan trọng.
- Đối với gia chủ mệnh Kim
Gia chủ theo mệnh Kim, nên lựa chọn hướng bếp theo hướng Tây. Vì nó sẽ giúp cho gia chủ đón nhận may mắn và mang lại bình an. Hơn nữa, bạn cũng nên chú ý đến việc lựa chọn màu sắc. Bạn chỉ nên chọn những màu dành cho bản mệnh của mình như: vàng, nâu, trắng, xám, xanh lam hoặc đen.
- Đối với những người mệnh Mộc
Đối với những ai theo mệnh Mộc, nên chọn hướng cửa chính là hướng Nam, Đông hoặc Đông Nam. Hướng này sẽ giúp cho bạn dễ dàng thu hút nhiều tài lộc, may mắn. Tuy nhiên, điều quan trọng, bạn không nên chọn hướng bếp là hướng Đông, Tây Bắc, Bắc, Đông Nam. Màu sắc của bếp dành cho người mệnh Mộc là: đen xanh da trời, màu xanh lá, xanh nước biển.
- Đối với những người mệnh Thủy
Chủ nhà là người mệnh thủy, nhà bếp nên chọn các hướng như hướng Bắc hoặc các hướng thuộc Đông tứ trạch như: Đông Nam, Nam để mang lại điều tốt lành. Không gian bếp nên chọn những tông màu chủ đạo như: trắng, xanh, màu bạc hay màu ánh kim.
- Đối với những người mệnh Hỏa
Đối với những ai bản mệnh là Hỏa, nhà bếp nên chọn hướng Nam, Tây Nam hoặc Đông Bắc. Những hướng này giúp cho đường tài vận của bạn trở nên hanh thông và sự nghiệp thuận lợi. Màu sắc không gian bếp cho người mệnh Hỏa nên chọn các màu như màu đỏ, cam, hồng, tím.
- Đối với những người mệnh Thổ
Bạn là người mệnh Thổ thì nhà bếp nên chọn hướng Tây Bắc và Đông Nam. Các hướng này sẽ giúp cho gia chủ dễ dàng tăng tài khí, công việc thuận lợi và cuộc sống an yên. Màu sắc chủ đạo của bếp dành cho những người mạng Thổ đó là cam, đỏ, hồng, tím.
Cách 2: Bố trí nhà bếp theo thiết bị, đồ dùng
1. Bếp và tủ lạnh
- Tủ lạnh là thiết bị tượng trưng cho yếu tố Kim trong không gian phòng bếp. Vì vậy, gia chủ không nên đặt thiết bị tủ lạnh đối diện hoặc gần bếp nấu (yếu tố hoả).
- Gợi ý tốt nhất là chủ nhà nên đặt tủ lạnh nằm cùng hướng với bếp, bên cạnh bồn rửa để tiện cho việc lấy thực phẩm và sơ chế.
- Nên đặt tủ lạnh cách tường 10cm để không khí xung quanh tủ được đối lưu.
2. Bếp và chậu rửa
- Về khoa học, thời buổi công nghệ phát triển, nhiều gia đình chọn dùng bếp điện, nếu để bếp nấu cạnh chậu rửa sẽ dễ làm nước vương vãi vào bếp dễ gây chập mạch, cháy nổ. Ngoài ra, nếu bạn bố trí 2 thứ này cạnh nhau sẽ gây bất tiện trong khâu sơ chế nếu nhiều người cùng sử dụng không gian bếp.
- Bạn nên ưu tiên đặt chậu rửa ở hướng Bắc, Đông Nam, Đông và bố trí bếp ở hướng Đông, Nam và Đông Nam là hợp nhất. Lưu ý, nên tuân theo các nguyên tắc sau:
- Bố trí thẳng hàng phía Đông: đặt bếp ở phía Bắc, bồn rửa ở phía Nam.
- Bố trí thẳng hàng phía Tây: đặt bếp phía Nam, bồn rửa ở phía Bắc.
- Bố trí thẳng hàng phía Nam: đặt bếp phía Tây, bồn rửa ở phía Đông.
- Bố trí thẳng hàng phía Bắc: đặt bếp phía Đông, bồn rửa ở phía Tây.
3. Cửa phòng bếp:
- Cửa bếp được bố trí lệch so với cửa chính để tránh gió lùa thẳng vào gian bếp. Cùng nguyên nhân này, bạn cũng không nên bố trí cửa bếp đối diện cửa sổ hoặc cửa ban công.
Cách 3: Bố trí phòng bếp theo bố cục
- Bố trí phòng bếp theo kiểu chữ I
Với kiểu thiết kế như thế này sẽ rất phù hợp cho diện tích bếp nhỏ, hẹp. Cụ thể, bồn rửa sẽ được đặt ở giữa tủ lạnh và bếp nấu để thuận tiện cho việc di chuyển trong quá trình nấu nướng cũng như lau rửa.
Đa số những ngôi nhà hiện đại sẽ lựa chọn kiểu bố cục này áp dụng cho không gian bếp của mình. Đây là một trong những thiết kế thông minh, giúp tiết kiệm không gian bếp một cách tối đa và hiệu quả.
- Bố trí phòng bếp theo kiểu chữ L
Hiện nay, đây được xem là kiểu bố trí không gian bếp được lựa chọn phổ biến nhất. Với thiết kế 2 tủ vuông góc giúp tận dụng tối đa không gian căn bếp. Đồng thời, tủ bếp kiểu chữ L còn được sắp xếp linh hoạt, hiện đại, tạo sự thuận tiện cho bạn kết hợp mẫu tủ này với những thiết bị trang trí nội thất khác trong căn bếp, giúp không gian bếp nhà bạn trở nên sang trọng và tinh tế.
- Bố trí phòng bếp theo kiểu chữ U
Bố cục chữ U là kiểu bố cục dành cho những ngôi nhà có không gian bếp rộng, chiếm nhiều diện tích. Kiểu bếp chữ U giúp cho không gian căn nhà của bạn trở nên sang trọng và tinh tế, tạo điểm khác biệt. Hơn nữa, chúng còn là nơi phân chia khu vực giữa phòng khách và phòng ăn cách khéo léo. Bố trí nhà bếp kiểu chữ U đem lại cho không gian tổng thể ngôi nhà bạn khoa học và đẳng cấp.
3. Một số lưu ý khi bố trí nội thất phòng bếp
Dưới đây là những nguyên tắc vàng bạn cần tuân thủ để có cách bố trí phòng bếp khoa học, vừa đảm bảo yếu tố phong thủy và tính thẩm mỹ.
Đảm bảo tính kết nối giữa các khu vực theo nguyên tắc luồng công việc
Theo nguyên tắc luồng công việc, nên chia phòng bếp thành 5 khu vực và được sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ gồm: khu chứa thực phẩm; khu vật dụng; khu rửa; khu sơ chế và khu nấu.
Khi áp dụng nguyên tắc luồng công việc sẽ giúp bạn sắp xếp một cách khoa học từ đó giúp bạn thuận tiện và tiết kiệm thời gian di chuyển mỗi lần nấu ăn.
Nguồn sáng – hệ thống thông gió phù hợp
Ánh sáng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, chính vì vậy khi thiết kế phòng bếp, bạn nên chú ý đến nguyên tắc nguồn sáng. Nguồn sáng nên được tận dụng triệt để từ các nguồn sáng tự nhiên: thiết kế các ô cửa để tận dụng ánh sáng mặt trời…
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thiết bị chiếu sáng như thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng kết hợp nền gạch men để mang lại ánh sáng tốt nhất cho căn bếp.
Lựa chọn sàn bếp
Sàn bếp không chỉ giúp tô điểm cho vẻ đẹp thẩm mỹ của không gian bếp mà còn ảnh hưởng trong quá trình sử dụng. Có rất nhiều chất liệu sàn bếp khác nhau, phổ biến nhất hiện nay là sàn gạch.
Ngoài sàn gạch, bạn có thể lựa chọn sàn gỗ. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc khi chọn sàn gỗ vì bếp là không gian thường xuyên ẩm ướt nên sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của sàn.
Màu sắc căn bếp
Màu sắc là yếu tố chủ đạo quyết định đến vẻ đẹp của không gian bếp. Vì vậy, bạn cần lựa chọn màu sắc của căn bếp dựa vào sở thích, sự phù hợp với không gian tổng thể và cả yếu tố hợp phong thủy.
Đảm bảo an toàn khu vực bếp
Khi thiết kế, bày trí nội thất trong gian bếp, bạn cần đặc biệt lưu ý đến tính an toàn cho chính bạn khi sử dụng và các thành viên khác trong gia đình.
Bạn nên ưu tiên lựa chọn những đồ vật tránh góc nhọn (bàn ghế bo góc tròn…), sàn nhà chống trượt, hệ thống chạn bát, hệ thống điện nước cũng như các vật dụng dễ gây cháy nổ: bếp ga, lò vi sóng, tủ lạnh…
4. Top 4 phong cách bố trí phòng bếp khoa học, hot nhất năm 2023
Nếu bạn vẫn chưa tìm ra được ý tưởng bố trí nhà bếp đẹp cho tổ ấm của mình thì hãy tham khảo Top 4 phong cách bố trí phòng bếp khoa học đẹp 2023 dưới đây. Chắc chắn sẽ phần nào giúp ích cho bạn chọn được một gian bếp bố trí hợp lý:
- Phòng bếp theo phong cách hiện đại
- Nhà bếp theo phong cách bán cổ điển
- Không gian bếp theo phong cách indochine
- Phong cách luxury
Một phòng bếp được bố trí khoa học, hợp phong thuỷ sẽ mang lại tài lộc, thịnh vượng và hạnh phúc cho gia chủ. F.Interior hy vọng với những gợi ý trên, bạn đã tìm được cách bố trí phòng bếp khoa học cho mái ấm của mình. Bạn muốn được tư vấn về thiết kế, thi công bếp khoa học, liên hệ ngay hotline 037 527 0778 để được các chuyên gia giải đáp.
Là một CEO tại FINN Interior Design & Construction, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế nội thất, Nguyễn Thế Hùng mong muốn kiến tạo và mang đến không gian sống, trải nghiệm đẳng cấp, tinh tế đến với quý khách hàng.