Phong cách nội thất Vintage là sự hòa điệu của tính xưa cũ trên nền không gian hiện đại, lưu giữ nét đẹp của dấu ấn thời gian. Để có thể hiểu rõ hơn về phong cách nhuốm màu “quá khứ” này, F.Interior mời bạn cùng xem qua những nội dung trong bài viết sau.
1. Phong cách Vintage là gì?
Phong cách nội thất Vintage đang dần trở thành xu hướng trong thiết kế nội thất. Với sự kết hợp độc đáo giữa yếu tố cổ điển và hiện đại. Tạo ra không gian sống thoải mái và thân thiện, tôn vinh vẻ đẹp lịch sử nhưng rất cá tính.
Hình thành từ giữa thế kỷ 20, phong cách nội thất Vintage là sự hòa quyện độc đáo giữa các yếu tố cổ điển từ các thập niên trước đó và phong cách hiện đại. Phong cách này bao gồm việc sử dụng đồ nội thất và trang trí có tuổi đời và mang tính biểu tượng của các thời kỳ nhất định, kết hợp với sự tinh tế và tiện nghi của thiết kế hiện đại.
Mục đích của phong cách Vintage là tạo ra một không gian sống không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn thoải mái và thân thiện, mang lại cảm giác nhẹ nhàng và bình dị. Điều này làm nổi bật vẻ đẹp của sự giàu có về mặt lịch sử và cá tính, đồng thời phản ánh một sự trân trọng sâu sắc đối với những giá trị văn hóa và thẩm mỹ của quá khứ.
Phong cách nội thất Vintage đón nhận được rất nhiều sự yêu thích từ các gia chủ và đang trở thành một xu hướng trong thiết kế nội thất mà bạn có thể tham khảo nếu đã trót yêu phong cách này.
Một số vật dụng cổ điển mà thiết kế vintage thường sử dụng là chiếc bàn cũ kỹ, đèn chùm cổ hay những khung ảnh cũ,… Trái ngược với các vật dụng này là các thiết bị hiện đại như đèn chiếu sáng, đồ gia dụng, máy tính,…
Tìm hiểu thêm về phong cách nội thất Vintage
2. Những đặc điểm của phong cách nội thất Vintage
Mang trong mình nhiều đặc trưng, phong cách nội thất Vintage là một trong những phong cách được yêu thích nhất hiện nay. Sau đây là 5 đặc trưng nổi bật của phong cách này:
2.1. Màu sắc chủ đạo
Trong thiết kế nội thất phong cách Vintage, việc lựa chọn màu sắc đóng một vai trò quan trọng, với sự ưa chuộng các gam màu nhẹ nhàng và tinh tế như trắng, kem và xanh nhạt. Sự phát triển của phong cách này có thể được phân tách thành ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có cách tiếp cận riêng biệt về màu sắc.
- Giai đoạn từ năm 1930 đến 1960, phong cách Mid Century Modern nổi bật với việc sử dụng các tone màu ấn tượng, đặc trưng bởi sự táo bạo và sáng tạo trong lựa chọn màu sắc.
- Phong cách Art Deco Vintage phổ biến trong khoảng thời gian từ năm 1920 đến 1940, lại hướng đến các màu trung tính và những tone màu mang lại sự nhẹ nhàng, phản ánh một phong cách hoài cổ nhưng không kém phần hiện đại.
- Kể từ năm 1960 đến nay, sự phát triển của phong cách Vintage đã trở nên linh hoạt hơn trong việc sử dụng màu sắc. Không còn bị gò bó bởi các quy tắc nghiêm ngặt, người thiết kế có thể tự do lựa chọn và phối hợp các màu sắc theo sở thích cá nhân, miễn là vẫn giữ được tinh thần mang lại một không gian với hơi hướng hoài cổ. Các gam màu như trắng, kem và xanh nhạt vẫn là những lựa chọn phổ biến bởi sự dễ dàng trong việc kết hợp và tạo ra một bầu không khí nhẹ nhàng, thanh lịch cho không gian sống.
2.2. Đồ nội thất
Trong phong cách nội thất Vintage, đồ nội thất đóng vai trò trung tâm, tạo nên không gian trang trí đậm chất hoài niệm và thời gian. Khi chọn lựa đồ nội thất, điều quan trọng là phải tìm kiếm những món đồ mang tính hoài cổ và có dấu ấn thời gian rõ rệt.
Các món đồ như đồng hồ cổ, bộ sofa đã qua sử dụng với vẻ ngoài có chút phai màu, bức tranh cũ hay đèn chùm cầu kỳ là những lựa chọn phù hợp. Những món đồ này không chỉ phản ánh sự tinh tế trong thẩm mỹ mà còn mang đến một không gian ấm cúng, như một lời nhắc nhở về vẻ đẹp của quá khứ.
2.3. Các yếu tố trang trí
Để tạo nên không gian đậm chất Vintage, hãy chọn trang trí bằng các vật dụng cổ điển như tranh, gối tựa, lọ hoa, hoặc đồng hồ. Sử dụng rèm cửa bằng voan, ren cách điệu hoặc cotton cũng là lựa chọn tuyệt vời để tăng thêm nét cổ kính cho ngôi nhà.
Thêm vào đó, trải thảm sàn hoặc dùng giấy dán tường màu pastel như màu kem hay hồng nhạt sẽ làm nổi bật phong cách Vintage, mang lại vẻ đẹp nhẹ nhàng và tinh tế cho không gian sống của bạn.
2.4. Ánh sáng
Một yếu tố vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua khác là việc thiết kế ánh sáng trong phong cách nội thất vintage. Ánh sáng được dùng trong thiết kế nội thất theo phong cách vintage thường phải mang đến cảm giác mờ ảo, nhẹ nhàng cho không gian.
Do đó, cần thiết kế sao cho khi ánh sáng lọt vào nhà qua những ô cửa nhỏ mang đến cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp. Bạn có thể dùng rèm cửa để giảm cường độ ánh sáng và bố trí hệ thống cửa sao cho hợp lý nhất.
2.5. Chất liệu
Đối với văn hóa Việt Nam, các chất liệu như gỗ, vải, và sắt được sử dụng rộng rãi, mang đến vẻ đẹp đặc trưng và bền bỉ và thích hợp dùng trong phong cách thiết kế nội thất Vintage.
Ngược lại, phong cách nội thất Vintage phương Tây lại thiên về sự sử dụng các chất liệu như vải voan, thảm trải sàn và giấy dán tường với họa tiết hoa hồng, cùng với gỗ, để tạo nên một không gian lãng mạn và tinh tế hơn. Sự khác biệt trong lựa chọn chất liệu giữa hai phong cách này phản ánh sự đa dạng trong cách tiếp cận và thể hiện vẻ đẹp vintage qua từng vùng miền và văn hóa.
3. Ứng dụng phong cách Vintage vào không gian nội thất
Để khách hàng có cái nhìn tổng thể hơn về phong cách nội thất Vintage, hãy theo dõi ngay một số mẫu thiết ứng dụng phong cách này nhé!
3.1. Mẫu thiết kế phòng khách phong cách Vintage
Phong cách Vintage kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, làm cho không gian sống gia đình trở nên nổi bật và độc đáo. Để tạo không gian phòng khách mang phong cách Vintage, bạn có thể sử dụng màu trắng dịu nhẹ để làm nổi bật các món đồ nội thất cũ kỹ, bổ sung thêm tranh nghệ thuật và đèn thả, tạo nên một bầu không khí hoài niệm và lãng mạn.
3.2. Mẫu thiết kế phòng ngủ phong cách Vintage
Thiết kế phòng ngủ theo phong cách Vintage yêu cầu sự kết hợp tinh tế giữa các yếu tố cổ điển và nét duyên dáng, mang đến một không gian thoải mái và ấm cúng.
3.3. Mẫu thiết kế phòng bếp phong cách Vintage
Phòng bếp theo phong cách nội thất Vintage tạo ấn tượng với sự bình dị, gần gũi thông qua việc lồng ghép khéo léo các yếu tố cổ điển. Điển hình là việc sử dụng bàn ăn bằng gỗ, chậu rửa đồng cổ, và các dụng cụ nấu bếp mang phong cách thời xưa, mang lại vẻ đẹp ấn tượng và đầy quyến rũ cho không gian bếp.
3.4. Mẫu thiết kế nội thất thẩm mỹ viện phong cách Vintage
Phong cách nội thất vintage còn áp dụng được cho việc xây dựng các spa, thẩm mỹ viện với quy mô lớn.
4. Phân biệt phong cách nội thất Vintage và phong cách nội thất Retro
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai phong cách thiết kế là thiết kế nội thất vintage và phong cách nội thất retro. Nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn, xem bảng so sánh chi tiết dưới đây:
Tiêu chí so sánh | Phong cách nội thất Vintage | Phong cách nội thất Retro |
Định nghĩa | Hướng về truyền thống với hoài niệm đẹp về với đặc trưng là không gian sống bình dị, mộc mạc nhưng đậm cá tính và chất riêng. | Hướng về quá khứ với sự chân thành, đơn giản. Lấy nguyên tắc của phong cách điển trong thiết kế và trang trí nhưng lại kết hợp mạnh mẽ với sự cách tân làm nên nét quyến rũ đặc biệt. |
Màu sắc | Tone màu trắng chủ đạo. Màu trung tính như kem, hồng nhạt, nude, be, xanh dương. Kết hợp màu đen để vẻ đẹp nhẹ nhàng, trầm lắng và hoài niệm. | Màu chủ đạo xanh lam, nâu đỏ, cam ngọt, xanh non, vàng đậm. Màu trắng kết hợp với màu pastel. Sự kết hợp màu thể hiện vẻ đẹp quy phái, hoài cổ và thời thượng. |
Đồ nội thất | Đa dạng, phong phú. Điểm đặc biệt của nội thất là món đồ cũ, đậm chất hoài niệm, truyền thống. | Thiết kế đơn giản, thanh thoát. Phong cách cổ điển kết hợp hiện đại trong đó nét cổ điển có phần ưu thế hơn. |
Phong cách nội thất Vintage và Retro đều mang đến những giá trị thẩm mỹ riêng và có thể được lựa chọn tùy theo cá tính và sở thích cá nhân trong việc trang trí nội thất.
5. Một số lưu ý khi thiết kế nội thất phong cách Vintage
Để không gian nội thất được thiết kế theo phong cách vintage được trọn vẹn nhất, bạn nên tham khảo thêm 1 số lưu ý như sau:
5.1. Chọn vật dụng nội thất phù hợp với thiết kế ngôi nhà
Nét quý giá của phong cách nội thất Vintage không chỉ nằm ở tuổi thọ của các món đồ – với quy luật, càng cũ kỹ càng có giá trị – mà còn ở sự hài hòa và thống nhất trong không gian. Điều này không đơn thuần chỉ là sự phối hợp giữa các vật dụng với nhau mà còn là sự gắn kết chặt chẽ với tổng thể phong cách thiết kế của ngôi nhà, tạo nên một không gian đẹp đẽ và hoàn chỉnh.
5.2. Không nên lạm dụng quá nhiều đồ nội thất trong nhà
Để giữ cho không gian nội thất Vintage luôn tràn đầy sức sống và hấp dẫn, việc cập nhật và bổ sung nội thất định kỳ là thiết yếu. Tuy nhiên, nhiều người mắc phải lỗi thường gặp trong việc theo đuổi phong cách này là việc tích trữ một cách không chọn lọc các món đồ cổ và đồ có giá trị mà không xem xét đến sự hài hòa tổng thể. Kết quả là không gian sống có thể trở nên không đồng bộ và quá tải về mặt thẩm mỹ.
Vì vậy, việc chọn lựa các món đồ cổ phải đảm bảo sự hài hòa, tạo nên sự thống nhất trong không gian, tránh việc phá vỡ sự cân đối và nhẹ nhàng nên có của phong cách Vintage.
5.3. Nên chọn gam màu sáng thay vì gam màu tối
Trong các không gian sống hiện đại, đặc biệt là khi diện tích có hạn, việc lựa chọn gam màu sáng trở thành chiến lược thông minh để mở rộng vẻ đẹp và cảm giác của không gian. Gam màu sáng không chỉ phản chiếu ánh sáng tốt hơn, làm cho căn phòng trở nên sáng sủa và rộng rãi hơn, mà còn mang lại nguồn năng lượng tích cực, tạo cảm giác thông thoáng và mời gọi. Sự lựa chọn này hợp lý với xu hướng không gian sống ngày càng bị thu hẹp, giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và tạo ra sự liên kết mượt mà giữa môi trường bên trong và bên ngoài.
Bất chấp sự thay đổi của các xu hướng thiết kế, phong cách Vintage vẫn giữ vững được sức hấp dẫn của mình. Phong cách này không chỉ là một lựa chọn thiết kế mà còn là cách thức sống, lưu giữ kỷ niệm và tôn vinh những giá trị truyền thống. Việc chọn gam màu sáng trong thiết kế Vintage giúp hiện đại hóa không gian mà vẫn giữ được chất cổ điển, tạo nên một bức tranh hài hòa giữa quá khứ và hiện tại.
Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về phong cách nội thất vintage. Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm mẫu thiết kế phù hợp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc gọi số hotline: 037 527 0778 để được tư vấn tận tâm và miễn phí.
Là một CEO tại FINN Interior Design & Construction, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế nội thất, Nguyễn Thế Hùng mong muốn kiến tạo và mang đến không gian sống, trải nghiệm đẳng cấp, tinh tế đến với quý khách hàng.