Từ lâu, phong cách thiết kế nội thất Indochine được nhiều người ưa chuộng bới sự kết hợp giữa 2 nền văn hóa Đông – Tây, mang đến một không gian vừa hoài niệm lại không kém phần lãng mạn. Vậy phong cách indochine là gì? Thiết kế nội thất phong cách indochine cần những yếu tố gì? Hãy cùng F.Interior tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải đáp cho những câu hỏi ở trên nhé.
1. Thế nào là phong cách thiết kế nội thất Indochine
Indochine là từ tiếng pháp dùng để chỉ khu vực bán đảo đông dương bao gồm các nước như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Phong cách Indochine là sự kết hợp giữa hai nền văn hóa phương đông và phương tây,
Phong cách thiết kế nội thất Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương. Nó được khởi nguồn từ KTS người Pháp Emest Hébrard vào năm 1920. Đây là phong cách thiết kế kiến trúc có sự pha trộn hài hòa giữa nét đẹp của nền văn hóa truyền thống Á Đông với sự lãng mạn của kiến trúc kiểu Pháp.
2. Những đặc điểm của phong cách Đông Dương (Indochine)
Dưới đây là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất:
-
Màu sắc chủ đạo trong thiết kế nội thất phong cách indochine
Phong cách thiết kế nội thất Indochine sở hữu màu sắc mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới. Màu chủ đạo thường là các màu trung tính như vàng kem, vàng nhạt, trắng,..Những gam màu nhẹ nhàng phù hợp với khí hậu nhiều ánh nắng ở khu vực Đông Dương vừa toát lên được vẻ mộc mạc, lại vừa gần gũi với con người nơi đây.
Bên cạnh đó các màu nóng như vàng cam, tím, đỏ,… cũng được kiến trúc sư khéo léo sử dụng cho những điểm nhấn mạnh mẽ trong không gian.
-
Chất liệu sử dụng
Các chất liệu được sử dụng trong thiết kế nội thất phong cách indochine là những chất liệu gần gũi mang nét đặc trưng Đông Dương. Các chất liệu này được kết hợp một cách hợp lý để toát lên được tổng thể sang trọng.
Gỗ:
Với tính chất bền, chắc, đồng thời sở hữu những đường vân mềm mại, chất liệu gỗ thường được sử dụng để làm bàn, ghế, cửa, hay những chi tiết trang trí như phù điêu, tượng,…Các loại gỗ thường được sử dụng là gỗ hương, gỗ óc chó,….
Tre:
Tre là chất liệu đặc trưng của Việt Nam và Phong cách thiết kế nội thất Indochine. Với ưu điểm chống mối mọt cùng độ dẻo dai, tre thường được sử dụng làm vách ngăn hoặc đan thành những đồ trang trí xinh xắn.
Gạch bông:
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những viên gạch bông kích thước nhỏ với hoa văn đa dạng được dùng lát sàn nhà phong cách Đông Dương. Khi sử dụng gạch bông lót sàn gia chủ có thể linh hoạt bố trí theo mảng khối nhằm tạo điểm nhấn cho từng khu vực.
-
Hoa văn họa tiết sử dụng
Họa tiết hoa văn xuất hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá. Với cách thể hiện tinh tế và tỉ mỉ đến thời An Nam thì các họa tiết được tổng hợp và cách điệu từ những hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá,…mang đậm bản sắc Việt Nam và thể hiện tính nghệ thuật rất cao.
Ngày nay, các họa tiết hoa văn đã trở thành biểu tượng đặc trưng của thiết kế nội thất phong cách đông dương và tạo nên những chất rất riêng khi được ứng dụng vào các chi tiết như sàn, tường, trần, vật dụng trang trí, các vách ngăn, thiết bị nội thất,…
Họa tiết Kỷ Hà
Đây là họa tiết mắc lưới lục giác giống vảy trên mai rùa, họa tiết mắc lưới hình thoi, có độ dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hơi cong nhẹ và các họa tiết không đều nhau. Họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân… được sử dụng trong các đồ vật trang trí tạo nên một vẻ đẹp hài hòa nhưng vô cùng thu hút.
Họa tiết hình chữ nhật
Có thể dễ dàng nhìn thấy sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trong phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất với họa tiết hình chữ nhật được trang trí các Hán tự: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ. Các đường nét liền hà, đơn giản, đan xen chồng lớp và nằm gọn trong một ô hoặc cũng có thể nằm tự do tùy theo thiết kế.
Họa tiết tĩnh vật
Bao gồm trái châu và bát bửu. Trong đó, trái châu gồm họa tiết trái châu và hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái, bạn có thể thấy họa tiết này trên nóc chùa. Còn bộ bát bửu thường thấy gồm có quả bầu, quạt, gươm, quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sao,…
Họa tiết hoa lá, dây lá, quả
Họa tiết này bao gồm: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Sen, đây cũng là biểu tượng Tứ Qúy của 4 mùa.
Họa tiết hình thú
Họa tiết này sẽ dùng những con vật mang lại sự may mắn theo quan niệm của người Việt, thông thường những họa tiết này không đứng một mình mà kết hợp với các họa tiết kỷ hà, hình chữ, hồi văn. Trong đó, họa tiết Tứ linh: Long-Lân-Quy-Phụng được sử dụng nhiều nhất, ngoài ra còn có cọp, sư tử, dơi, cá,…
Mái vòm
Thiết kế hình mái vòm trở thành đặc trưng của phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất. Đây là chi tiết mang hơi hướng của kiến trúc Pháp. Bên cạnh đó, không gian Indochine luôn có sự kết hợp những họa tiết truyền thống của bản địa để tạo nên những tác phẩm đầy tinh tế, tạo cảm giác gần gũi và thân thiện.
-
Phù điêu, tranh sơn dầu trang trí
Phù điêu
Phù điêu trang trí được đánh giá như một tác phẩm nghệ thuật dày công tỉ mẩn. Bởi việc thực hiện đòi hỏi sự gia công tỉ mỉ, cẩn thận và rất kỳ công. Gỗ là nguyên vật liệu chạm khắc phổ biến nhất để tạo độ sâu, phối cảnh giúp cho bức phù điêu trở nên giá trị. Bao gồm các biểu tượng:
- Tượng Phật: biểu tượng tôn giáo, biểu tượng cho sự thanh cao, bình yên
- Con giống, con rối: đây là những biểu tượng dân gian
- Tứ linh: mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng những con vật mang lại nhiều may mắn
- Hoa sen: có từ thời lý, biểu tượng của sự trong sạch, thanh tịnh của Phật giáo
- Hoa cúc: bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền
- Bồ đề: cây bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức Phật
Tranh sơn dầu
Tranh sơn dầu có mặt từ đầu thế kỷ 20. Đây cũng là thời kỳ phong cách Indochine bắt đầu hình thành và phát triển. Màu sắc tranh sơn dầu trong trẻo, tươi sáng và có độ bóng nhẹ rất phù hợp với thiết kế nội thất phong cách indochine. Tranh sơn dầu không kén không gian trưng bày. Với ưu điểm về độ bền, màu sắc phong phú tạo độ sâu cho bức tranh. Gia chủ dễ dàng sử dụng làm đồ trang trí cho phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ đều hợp lý.
-
Đồ nội thất
Trong phong cách thiết kế nội thất Đông Dương có các trang thiết bị như sập gụ, phản, bình phong là vật tượng trưng cho sự tác động của sắc thái và văn hóa bản địa lên phong cách sống của người Pháp.
3. Độc đáo spa mang phong cách thiết kế nội thất Indochine
Phong cách Indochine luôn mở rộng sự đa dạng trên các hạng mục công trình kinh doanh như là nhà hàng Indochine, quán cafe Indochine, đặc biệt là sự xuất hiện của các spa mang phong cách Indochine. Sự góp mặt của phong cách Đông Dương đã tạo thành làn sóng thiết kế mới phủ sóng khắp mọi nơi.
Để thiết kế spa mang phong cách Indochine không khó trong việc lên ý tưởng thiết kế. Ở đây, các nhà thiết kế sẽ cân nhắc phải làm sao cân bằng được những yếu tố như thiết kế mặt tiền, dàn xếp không gian, bố trí ánh sáng và cách phối màu sắc ánh sáng cho từng khu vực mới là quan trọng.
Xem Spa mang phong cách Indochine tại đây: https://finterior.com.vn/featured_item/spa-elite-spa-phu-quoc/
4. Biệt thự mang hơi thở Đông Dương
Hiện nay, Biệt thự phong cách thiết kế nội thất indochine là một trong hạng mục nhà ở được khách hàng quan tâm hàng đầu. Thiết kế nội thất phong cách indochine được biết đến là phong cách thiết kế tạo nên những món nội thất sang trọng kết hợp với nét truyền thống cách tân.
Không gian thiết kế nội thất biệt thự theo phong cách Indochine rất thoải mái, không bị giới hạn về yếu tố diện tích cũng như bố cục. Bởi mẫu nhà biệt thự có thể dễ dàng khắc phục được những nhược điểm về bố cục và góc chết. Do đó mà trong quá trình thi công nội thất diễn ra thuận lợi hơn. Các nhà thiết kế giàu kinh nghiệm sẽ đưa vào ý tưởng sáng tạo đúng điệu để thỏa mãn yếu tố thẩm mỹ tối đa. Và chất Indochine cũng từ đấy mà tự do bay bổng theo cách riêng mà không có sự giới hạn “khó nhằn” nào.
Xem Biệt thự mang phong cách thiết kế nội thất indochine tại đây:
https://finterior.com.vn/featured_item/villa-indochine-phu-quoc/
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những thông tin về phong cách thiết kế nội thất Indochine. Nếu vẫn chưa tìm được mẫu thiết kế ưng ý hãy liên hệ ngay F.Interior để được tư vấn tận, tâm, miễn phí về những mẫu thiết kế và dịch vụ, hậu mãi mới nhất.
Là một CEO tại FINN Interior Design & Construction, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế nội thất, Nguyễn Thế Hùng mong muốn kiến tạo và mang đến không gian sống, trải nghiệm đẳng cấp, tinh tế đến với quý khách hàng.