I. Giới thiệu về thiết kế nội thất phòng khám

Phòng khám là không gian đặc thù, nơi diễn ra các hoạt động khám chữa bệnh, tiếp đón khách hàng và thực hiện các thủ thuật y tế. Vì vậy, thiết kế nội thất phòng khám không chỉ cần đáp ứng tính thẩm mỹ mà còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn y tế để đảm bảo vệ sinh, an toàn, công năng sử dụng, đồng thời mang lại sự thoải mái và tin tưởng cho khách hàng.

1. Xu hướng thiết kế phòng khám hiện đại năm 2025

  • Thiết kế tối giản, thông thoáng: Giảm bớt sự chật chội, bí bách, tăng cường ánh sáng tự nhiên.
  • Sử dụng vật liệu kháng khuẩn: Hạn chế sự lây nhiễm chéo giữa khách hàng và nhân viên y tế.
  • Chú trọng trải nghiệm khách hàng: Bố trí khu vực chờ thoải mái, màu sắc nhẹ nhàng, âm thanh êm dịu giúp giảm căng thẳng.

II. Tiêu Chuẩn Pháp Lý Cơ Bản

Trước khi thiết kế và xây dựng phòng khám, cần đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý để được cấp phép hoạt động. Dưới đây là những tiêu chuẩn quan trọng:

1. Giấy phép hoạt động

  • Được cấp bởi Sở Y tế tỉnh/thành phố nơi phòng khám hoạt động.
  • Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế.

2. Diện tích tối thiểu

  • Mỗi loại hình phòng khám tại Việt Nam đều có quy định nghiêm ngặt về diện tích để đảm bảo công năng sử dụng và tuân thủ tiêu chuẩn y tế. Cụ thể:
  • Phòng khám đa khoa:
    Diện tích tối thiểu 50m², đủ không gian để bố trí khu vực khám bệnh, tiếp đón, lưu trữ hồ sơ và trang thiết bị y tế cơ bản.
  • Phòng khám chuyên khoa:
    Diện tích 10-15m²/phòng, đảm bảo đủ chỗ cho bác sĩ làm việc thoải mái, kết hợp với các thiết bị chuyên dụng như máy nội soi, máy siêu âm…
  • Phòng phẫu thuật/tiểu phẫu:
    Diện tích 17-21m², kèm theo hệ thống thông khí vô trùng và khu vực sát khuẩn riêng biệt để đáp ứng yêu cầu phòng chống nhiễm khuẩn.
  • Lưu ý: Diện tích phòng khám cần được tính toán dựa trên quy mô hoạt động và số lượng nhân viên để tránh chồng chéo công năng.

3. Quy định về hành lang và lối đi

  • Thiết kế hành lang và lối đi trong phòng khám không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn liên quan trực tiếp đến an toàn và khả năng ứng phó khẩn cấp. Các tiêu chuẩn cần lưu ý:
  • Hành lang di chuyển:
    Rộng tối thiểu 1.2m, đảm bảo khách hàng di chuyển thuận tiện, đặc biệt trong trường hợp cần vận chuyển người bệnh bằng xe đẩy hoặc xe lăn.
  • Cửa ra vào:
    Thiết kế cửa có chiều rộng ≥ 90cm, không có bậc thềm để phù hợp với tiêu chuẩn tiếp cận cho người khuyết tật. Cửa nên làm bằng vật liệu nhẹ, dễ đóng mở và có khả năng cách âm.

III. Thiết kế kiến trúc và nội thất phòng khám

1. Nguyên tắc thiết kế tổng thể

  • Phân khu chức năng rõ ràng: Tránh việc chồng chéo giữa các khu vực khám, điều trị và hành chính.
  • Đảm bảo vệ sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn: Sử dụng chất liệu dễ lau chùi, hệ thống lưu thông không khí tốt.
  • Tối ưu hóa luồng di chuyển: Thiết kế lối đi cho khách hàng bác sĩ và thiết bị y tế hợp lý trong việc di chuyển.
  • Tạo sự thoải mái cho khách hàng: Khu vực chờ rộng rãi, thoáng mát có cây xanh hoặc tranh ảnh nhẹ nhàng.

2. Bố trí không gian theo công năng

a. Khu vực lễ tân và tiếp đón

  • Vị trí: Khu vực của ra ra vào, giúp tạo ấn tượng chuyên nghiệp ngay từ khi khách hàng bước vào.
  • Thiết kế quầy lễ tân:
    • Chiều cao: 90-110cm (đảm bảo nhân viên và khách hàng dễ dàng giao tiếp).
    • Chất liệu: Gỗ công nghiệp phủ laminate, acrylic bóng (dễ vệ sinh, chống bám bẩn).
    • Mặt bàn rộng, có chỗ đặt máy tính và hồ sơ bệnh án.
  • Khu vực chờ:
    • Ghế chờ bọc da công nghiệp hoặc nỉ cao cấp, có khoảng cách 80cm giữa các hàng ghế.
    • Có nước uống, wifi, tạp chí y tế để khách hàng thư giãn khi chờ khám.

b. Phòng khám bệnh

  • Diện tích tối thiểu: 10-15m²/phòng.
  • Bố trí nội thất:
    • Bàn khám đặt giữa phòng, có ghế xoay cho bác sĩ.
    • Tủ thuốc, tủ dụng cụ y tế kê sát tường, tránh chiếm diện tích.
    • Giường khám bệnh: Đệm bọc simili dễ lau chùi, khung inox chắc chắn.
  • Hệ thống ánh sáng:
    • Đèn LED ánh sáng trung tính 4000K – 5000K, đảm bảo 400-500 lux.
  • Cửa phòng: Nên sử dụng cửa lùa kính mờ hoặc cửa gỗ cách âm, vừa riêng tư vừa tiết kiệm không gian.

c. Phòng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh

  • Tách biệt với khu vực khám bệnh để tránh ảnh hưởng đến khách hàng khác.
  • Sơn tường màu trung tính, không phản quang để tránh làm nhiễu kết quả xét nghiệm.
  • Có phòng chống bức xạ nếu sử dụng thiết bị X-ray, CT Scan.

d. Phòng tiểu phẫu, vô trùng

  • Diện tích tối thiểu: 17-21m².
  • Tường, sàn: Sử dụng tấm compact HPL hoặc nhựa PVC kháng khuẩn.
  • Hệ thống điều hòa: Lắp đặt bộ lọc khí HEPA để đảm bảo vô trùng.
  • Đèn mổ: Loại LED chuyên dụng, đảm bảo độ sáng 1000 lux trở lên.

e. Phòng hậu phẫu

  • Diện tích tối thiểu: từ 15m2
  • Thông thoáng, cửa rộng >1000
  • Giường bệnh: Tối thiểu 02 giường lưu bệnh để đáp ứng nhu cầu theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật. Giường nên có thể điều chỉnh độ cao, độ nghiêng để phù hợp với từng tình trạng bệnh nhân.

f. Khu vực kho thuốc và vật tư y tế

  • Đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát, có giá kệ chuyên dụng.
  • Nhiệt độ bảo quản từ 15-25°C, tránh ánh sáng trực tiếp.

g. Khu vực tập kết nước thải y tế và rác thải y tế

  • Nước thải y tế: lắp đặt bồn chưa nếu đơn vị ngoài thu gom hoặc lắp hệ thống xử lý nước thải nếu tự xử lý.

h. Khu vực giặt sấy xử lý đồ vải

  • Có khu giặt sấy, xử lý và đóng gói, lưu trữ đồ vải nếu tự xử lý hoặc khu chứa đồ vải dơ nếu có đơn vị giặt sấy thuê ngoài.

3. Chất liệu và màu sắc phù hợp với phòng khám

  • Sàn: Gạch vinyl kháng khuẩn hoặc gạch ceramic nhám.
  • Tường: Sơn kháng khuẩn, tấm nhựa PVC kháng khuẩn.
  • Trần: Thạch cao chống ẩm hoặc trần nhôm sơn tĩnh điện.
  • Màu sắc chủ đạo: Trắng, xanh pastel, be.
  • Màu nhấn: Xanh lá cây, cam nhạt.

IV. Hệ thống chiếu sáng và thông gió

  • Chiếu sáng: Đèn LED ánh sáng trung tính 4000K – 5000K, đảm bảo độ sáng 400-500 lux.
  • Thông gió: Điều hòa âm trần, quạt thông gió, cửa sổ lấy sáng tự nhiên.

V. Kết luận

Thiết kế phòng khám không chỉ là việc tuân thủ các quy chuẩn y tế mà còn là nghệ thuật tạo nên không gian thoải mái, an toàn cho khách hàng và nhân viên y tế. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp thiết kế tối ưu, hãy liên hệ với F.interor để được tư vấn chi tiết hơn về quy chuẩn thiết kế phòng khám.