Trong nhiều năm trở lại đây, ván gỗ công nghiệp được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm vượt trội. Trên thị trường hiện nay có bao nhiêu loại ván gỗ công nghiệp? Đặc tính của cốt gỗ và lớp phủ bề mặt của từng loại ván gỗ công nghiệp có gì khác nhau? Cùng tìm hiệu trong bài viết này nhé!
Đặc tính của 7 loại cốt ván gỗ công nghiệp
Trên thị trường hiện nay có 7 loại cốt ván gỗ công nghiệp phổ biến. Dưới đây là định nghĩa, ưu điểm, nhược điểm của từng loại cốt ván gỗ:
1. Cốt ván gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF là tên viết tắt của thuật ngữ Medium density fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình.
Ván gỗ công nghiệp MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ để ép ra thành các tấm ván. Các thành phần này được trộn đều rồi ép dưới nhiệt độ và áp suất cao, sau đó tạo thành ván gỗ công nghiệp MDF.
Hiện nay, ván gỗ công nghiệp MDF được chia thành 3 loại khác nhau: Gỗ công nghiệp MDF chống ẩm (lõi xanh); Gỗ MDF thường; Gỗ MDF chống cháy (lõi hồng). Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của mỗi loại.
1.1. Ưu điểm của ván gỗ công nghiệp MDF
- Ván gỗ công nghiệp MDF hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót hoặc mối mọt.
- Bề mặt phẳng, nhẵn và mịn.
- Gỗ công nghiệp MDF là loại vật liệu sẵn có, thời gian thi công nhanh
- So với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp MDF có giá thành phải chăng hơn rất nhiều.
- Gỗ công nghiệp MDF có bề mặt rộng nên tiện lợi cho việc thiết kế và sản xuất những món đồ có kích thước lớn mà không phải chắp nối như gỗ tự nhiên.
- Cốt gỗ MDF dễ dàng kết hợp với các vật liệu bề mặt khác như Veneer, acrylic, melamine, laminate,…
- Gỗ công nghiệp MDF được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất nói chung và nội thất văn phòng nói riêng. Và phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau.
- Cốt gỗ công nghiệp MDF còn có ưu điểm là hạn chế tối đa tình trạng mối mọt, cong vênh, giúp giữ cho các sản phẩm nội thất có tuổi thọ bền lâu.
1.2. Nhược điểm của ván gỗ công nghiệp MDF
Bên cạnh những ưu điểm, cốt gỗ công nghiệp MDF còn có một số nhược điểm nhất định như:
- Bề mặt ván gỗ công nghiệp MDF phẳng và cứng nên không thể trạm trổ các họa tiết hoa văn trên đó như gỗ tự nhiên.
- Nhìn chung các loại gỗ MDF có khả năng chịu nước kém
- Độ dày của gỗ công nghiệp MDF có giới hạn và độ dẻo dai có nhiều hạn chế.
- Khi sản xuất gỗ công nghiệp MDF người ta thường dùng một hoạt chất có tên là Fomandehit để kết dính các sợi gỗ. Đây được xem là một loại chất rất độc hại với sức khỏe của người dùng.
1.3. Ứng dụng của gỗ công nghiệp MDF trong thiết kế nội thất
Ván gỗ công nghiệp MDF có giá thành phải chăng và dễ thi công nên được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất gia đình, nội thất văn phòng.
- Về nội thất gia đình: Gỗ công nghiệp MDF được ứng dụng phổ biến trong nội thất gia đình với những món đồ như giường ngủ, tủ quần áo, bàn trang điểm,… Những món đồ nội thất được làm từ gỗ MDF được thiết kế với kiểu dáng hiện đại, trẻ trung mang đến một không gian sống tươi mới.
- Nội thất văn phòng: Gỗ MDF thường được dùng để sản xuất các đồ nội thất như bàn làm việc, tủ hồ sơ, vách ngăn,…
2. Cốt gỗ công nghiệp MFC
Ván gỗ công nghiệp MFC là loại gỗ được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại. MFC là từ viết tắt của Melamine Faced Chipboard. Gỗ công nghiệp MFC là loại ván gỗ dăm phủ Melamine trên bề mặt. , Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này.
Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ các cây gỗ như keo, bạch đàn, cao su…. Sau khi được máy băm nhỏ, dăm gỗ sẽ được sấy khô và trộn lẫn với các chất kết dính, rồi ép chặt dưới áp suất và nhiệt độ cao tạo thành ván dăm MFC. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ.
Ván gỗ công nghiệp MFC được chia thành 2 loại đó là: Gỗ MFC chống ẩm; Gỗ MFC thường.
2.1. Ưu điểm của gỗ công nghiệp MFC
- Màu sắc linh hoạt cộng với sự liền mạch giữa các mảng gỗ sẽ giúp đồ nội thất tăng thêm tính thẩm mỹ và ấn tượng hơn.
- Ván gỗ công nghiệp MFC cứng chắc và có độ bền cao.
- Ván dăm MFC được phủ Melamine giúp bảo vệ tấm ván, chống trầy, chống cháy, chống thấm tốt.
- Gỗ MFC được sản xuất chủ yếu từ những loại cây gỗ ngắn ngày, dễ trồng và tái tạo trong thời gian ngắn. Điều này giúp góp phần rất lớn trong việc bảo vệ rừng.
- Ván gỗ MFC được xử lý qua quy trình rất nghiêm ngặt nên có chất lượng cao và có thời gian sử dụng lâu dài không kém gì so với các loại gỗ tự nhiên.
- Giá của gỗ MFC phải chăng hơn rất nhiều so với các loại gỗ tự nhiên.
- Gỗ MFC có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Thêm vào đó nhờ bề mặt có lớp phủ melamine trơn bóng nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc lau chùi và vệ sinh.
- Ván gỗ công nghiệp MFC rất dễ thi công.
- Vì sử dụng cốt ván dăm nên gỗ MFC có khả năng chịu lực tốt, đặc biệt là lực thẳng đứng. Thêm vào đó, bề mặt Melamine có tác dụng chống trầy xước, chống mài mòn hiệu quả, giúp đồ nội thất được bền lâu và có tính thẩm mỹ cao.
2.2. Nhược điểm của ván gỗ công nghiệp MFC
- Cốt gỗ MFC kị nước, một khi bị thấm nước bề mặt ván gỗ dễ bị phồng và lõi sẽ bị bung.
- Tuy gỗ công nghiệp MFC có khả năng cách âm tốt nhưng so với MDF hay HDF thì không có khả năng cách âm tốt như 2 loại trên.
- Vì được cấu tạo từ những dăm gỗ có kích thước lớn nên khi gia công, gỗ MDF dễ bị mẻ cạnh làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ của sản phẩm nội thất.
- Khi sản xuất gỗ MFC, các nhà sản xuất thường dùng đến một loại keo có chứa Fomandehit. Đây là một chất có thể gây ra bệnh ung thư đối với người sử dụng.
2.3. Ứng dụng của gỗ công nghiệp MFC
Gỗ MFC loại thường có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ như Sồi, Trắc, Mun, Lim, Tần Bì,… nên được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất hiện đại. Gỗ MFC thường được thiết kế thành các sản phẩm nội thất như tủ giày, tủ quần áo, tủ bếp, cửa gỗ,…. hay sử dụng để làm vật liệu lót sàn.
Ván gỗ công nghiệp MFC còn khá linh hoạt với nhiều không gian lắp đặt khác nhau. Ví dụ như những không gian trong nhà ít tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, anh/chị có thể dùng MFC tiêu chuẩn để tiết kiệm chi phí.
Những khu vực ẩm ướt MFC chống ẩm sẽ là sự lựa chọn phù hợp.
3 Cốt gỗ công nghiệp HDF là gì?
Gỗ HDF là một sản phẩm ván ép công nghiệp có tên đầy đủ là High Density Fiberboard hay còn gọi là gỗ sợi mật cao.
Gỗ công nghiệp HDF có thành phần cấu tạo chính từ 80% – 85% gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp HDF được làm từ những nguyên liệu vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày. Sau khi được luộc, bột gỗ sẽ được sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 1000C – 2000 độ C để xử lý hết nhựa và nước.
Gỗ công nghiệp HDF được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao và được định hình thành tấm gỗ HDF.
Gỗ HDF có 2 loại chính đó là:
- HDF lõi trắng tự nhiên.
- HDF lõi xanh.
3.1. Ưu điểm của gỗ HDF
- Gỗ công nghiệp HDF thường sẽ được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2 nên có độ chịu lực rất tốt, không bị biến dạng hay gãy khi chịu va đập mạnh.
- Vì là gỗ sợi gỗ mật độ cao, các phân tử bột gỗ liên kết chặt chẽ với nhau nên khả năng giãn nở rất thấp. Đảm bảo độ bền và hạn chế hư hại khi gặp nước, hay nhiệt độ cao.
- Ván gỗ HDF siêu đặc có khả năng cách âm, chống ồn rất tốt. Cốt gỗ HDF có thể kết hợp với tất cả các vật liệu bề mặt như laminate, melamine, veneer…
- Gỗ được qua xử lý mối mọt, sấy khô và 80% là gỗ tự nhiên nên khá thân thiện với sức khỏe con người cũng như môi trường.
- Bề mặt của ván ép HDF rất nhẵn mịn, không thô ráp và không có dăm gỗ. Tấm gỗ có kết cấu đặc sánh, không có khoảng rỗng li ti như ở gỗ công nghiệp MDF.
- Gỗ công nghiệp HDF có khả năng chống ẩm cực tốt. Tính năng chống ẩm của loại gỗ công nghiệp này được đánh giá là rất phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam.
3.2. Nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF
Bên cạnh những ưu điểm siêu Việt, gỗ HDF còn một số nhược điểm như sau:
- Trong các loại cốt gỗ công nghiệp thì HDF là loại gỗ có giá thành đắt nhất.
- Gỗ HDF chỉ thi công được những sản phẩm nội thất ở dạng phẳng hoặc kết hợp thêm nẹp làm điểm nhấn. Vì vậy mà việc tạo hình theo mong muốn với gỗ HDF cũng có phần hạn chế hơn.
- Gỗ HDF có bề mặt phẳng mịn, rất khó để phân biệt được với gỗ công nghiệp MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường.
3.3. Ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF
Ván gỗ công nghiệp HDF là loại vật liệu nội thất được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống.
Gỗ HDF có tính thẩm mỹ cao nên đây là loại gỗ công nghiệp rất được tin dùng trong không gian hiện đại như giường gỗ công nghiệp, tủ quần áo gỗ công nghiệp, bàn học gỗ công nghiệp,… Bên cạnh đó, gỗ công nghiệp HDF còn được sử dụng để làm cửa đi.
4. Cốt gỗ dán hay ván ép Plywood
Ván ép Plywood hay cốt gỗ dán đều là thuật ngữ khác nhau của loại gỗ công nghiệp được tạo ra từ nhiều tấm gỗ mỏng, có cùng kích thước được xếp chồng lên nhau và kết dính bằng loại keo đặc biệt chuyên dụng.
Có 2 loại keo chuyên dụng thường xuyên được sử dụng để tạo nên ván ép đó là: Keo Phenol có tác dụng tăng cường độ cứng, khả năng chịu nước cũng như tạo mặt phẳng hoàn hảo cho gỗ.
Trong khi đó lại keo Formaldehyde có khả năng chống lại hiện tượng cong vênh hay co gỗ, tất cả các trường hợp biến dạng của sản phẩm gỗ ép. Tuy nhiên việc sử dụng các loại keo này sẽ có sự hạn chế bởi nó gây độc hại với sức khỏe cũng như môi trường.
Ván ép Plywood thường có nhiều loại như ván ép gỗ Bạch Dương, ván ép gỗ sồi trắng, ván ép gỗ óc chó, ván ép gỗ Tần Bì,….
4.1. Ưu điểm của ván ép Plywood
- Gỗ ván ép trải qua quá trình phun keo và ép nhiệt nhiều lần nên có độ cứng và độ bền cực cao.
- Gỗ công nghiệp MDF được đánh giá là dòng gỗ có khả năng chống ẩm khá tốt, nhưng ván ép Plywood lại có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của nước tốt hơn. Đặc biệt, khi tiếp xúc với nước ván ép Plywood sẽ không bị phồng rộp như MDF.
- Bề mặt của ván ép Plywood khá nhẵn mịn, bề mặt mịn giúp cho việc thi công, chà nhám sơn PU trở nên dễ dàng hơn.
- Ngoài ra, ván ép Plywood còn có khả năng bám vít và bám dính cực tốt.
- So với gỗ tự nhiên, ván ép công nghiệp Plywood có giá thành phải chăng hơn rất nhiều.
- Ván gỗ công nghiệp Plywood mang vẻ đẹp thanh thoát, phù hợp với các không gian nội thất hiện đại nên rất được các gia đình trẻ rất ưa chuộng.
4.2. Nhược điểm của ván ép Plywood
- So với gỗ công nghiệp MFC hay MDF thì ván ép Plywood có giá thành cao hơn một chút.
- Cạnh ván ép rất dễ bị sứt mẻ trong quá trình thi công hay trong quá trình sử dụng lâu dài, điều này gây mất thẩm mỹ cho sản phẩm nội thất.
- Một hạn chế cực lớn của ván ép Plywood đó chính là dễ cong vênh và tách lớp trong quá trình sử dụng.
- Ván ép Plywood sở hữu màu sắc và đường vân gỗ không đồng đều như gỗ MDF hay MFC.
4.3. Ứng dụng của ván gỗ công nghiệp Plywood
Trong thiết kế nội thất nhà ở hiện đại, gỗ công nghiệp Plywood được sử dụng nhiều vào sản xuất các đồ dùng nội thất như giường ngủ gỗ công nghiệp, tủ quần áo, kệ tivi, bàn làm việc hay dùng để làm vật liệu lót sàn gỗ công nghiệp,…
5. Ván dăm PB
Một loại vật liệu nội thất khác cũng rất được ưa chuộng trong thiết kế nội thất là ván ép PB hay còn gọi là Particle Board. Ván dăm PB hay thường được gọi là ván Okal. Ván dăm PB là loại gỗ công nghiệp có thành phần chính được làm từ mùn cưa, vỏ cây, dăm gỗ hoặc các mẩu gỗ nhỏ…
Ngoài ra nó còn được pha trộn thêm các thành phần khác là các loài thực vật chứa xenlulozo như bã mía, rơm rạ, thân cây hay gai dầu… Tất cả những thành phần này sẽ được pha trộn với chất kết dính, chất phụ gia và ép tại áp suất, nhiệt độ cao để có thể tạo ra được thành phẩm.
5.1. Ưu điểm của ván ép PB
- Ván dăm PB được cấu tạo từ những mảnh dăm vụn kết hợp cùng chất kết dính nên có độ cứng chắc và độ bền cao.
- Ván dăm PB có khả năng chịu được trọng tải lớn, hạn chế cong vênh và co ngót trong quá trình sử dụng.
- Ván ép Okal được làm từ nguồn nguyên liệu dồi dào nên có giá thành phải chăng hơn rất nhiều.
5.2. Nhược điểm của ván ép PB
- Mật độ gỗ trong ván ép PB ít hơn nên có khả năng cách nhiệt, cách âm không tốt bằng các loại gỗ công nghiệp khác như MDF, MFC,…
- Ván ép PB không thể tạo hình trực tiếp trên bề mặt như gỗ tự nhiên.
- Ván ép cấu tạo từ dăm gỗ với kích thước đa dạng, không đồng đều nên tình trạng mẻ cạnh có thể xảy ra, gây ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ của đồ nội thất.
5.3. Ứng dụng của ván ép PB
Với rất nhiều ưu điểm nổi bật, ván ép PB được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Trong đó, nổi bật nhất là những ứng dụng dưới đây:
- Làm vách ngăn phòng khách, vách ngăn giữa các phòng làm việc.
- Làm vật liệu lót sàn.
- Làm khung trưng bày, kệ trang trí, giá đỡ.
- Làm đồ nội thất gia đình như tủ quần áo gỗ công nghiệp, giường gỗ công nghiệp,….
6. Gỗ ghép thanh công nghiệp
Gỗ ghép thanh công nghiệp là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên nhỏ, trở thành một tấm gỗ có kích thước lớn hơn bằng các loại keo chuyên dụng.
Gỗ ghép thanh công nghiệp phải trải qua quá trình xử lý, hấp sấy, tẩm sấy trên dây chuyền hiện đại. Và được gắn kết bằng một số loại keo để tăng sự kết dính của gỗ là keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAc).
Gỗ ghép thanh công nghiệp được chia thành có 4 loại đó là gỗ ghép A/A, gỗ ghép A/B, gỗ ghép thanh công nghiệp A/C, gỗ ghép thanh C/C.
6.1. Ưu điểm của gỗ ghép thanh công nghiệp
- Do được xử lý qua công nghệ tiên tiến nên gỗ ghép thanh công nghiệp không lo bị mối mọt, cong vênh.
- Gỗ ghép thanh được tạo ra từ những thanh gỗ tự nhiên nhỏ nên được xem là loại vật liệu nội thất thân thiện với môi trường. Đây cũng được xem là sự thay thế hoàn hảo cho sự thiếu hụt của gỗ tự nhiên.
- Đây là dòng gỗ công nghiệp được đánh giá cao về tính thẩm mỹ nhờ những vân gỗ mềm mại và đẹp mắt.
- So với các loại gỗ tự nhiên khác, gỗ ghép thanh công nghiệp có giá thành phải chăng hơn rất nhiều.
- Một ưu điểm siêu Việt khác của dòng gỗ công nghiệp này đó chính là độ bền cao không kém cạnh với các loại gỗ tự nhiên.
6.2. Nhược điểm của gỗ ghép
Là loại ván gỗ công nghiệp khá được lòng người tiêu dùng nên gỗ ghép không có quá nhiều nhược điểm. Hạn chế lớn nhất của gỗ ghép thanh công nghiệp đó chính là do được ghép từ nhiều thanh gỗ khác nhau nên màu sắc vân gỗ không đồng đều, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phẩm nội thất.
6.3. Ứng dụng của gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh công nghiệp được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất như bàn trà, kệ tivi, giường ngủ, tủ quần áo hay là vật liệu ốp tường,…
7. Gỗ nhựa
Gỗ nhựa hay có tên tiếng anh là WPC – Wood Plastic Composite) hay còn được gọi là Gỗ Composite. Đây là vật liệu mới được làm từ bột gỗ và nhựa cùng một ít chất phụ gia.
Nguồn bột gỗ sử dụng từ vụn bào, mùn cưa được chế biến và kiểm định kỹ. Nhựa có thể là PVC, PP, HDPE, ABS,… Hỗn hợp bột gỗ và nhựa được trộn rồi đi qua dây chuyền tạo thành hạt compound, tiếp theo qua dây chuyền máy đùn và ép thành hình dạng theo yêu cầu.
7.1. Ưu điểm của gỗ nhựa
- Gỗ nhựa có khả năng chống nước, có thể sử dụng cho các công trình ngoài trời hay những nơi có độ ẩm cao.
- Gỗ nhựa có ít bị tác động của môi trường nên không bị cong vênh sau thời gian sử dụng.
- Gỗ nhựa có trọng lượng nhẹ giúp giảm tải trọng cho công trình của anh/chị.
- Gỗ nhựa có khả năng giữ màu tốt giúp giữ cho tính thẩm mỹ của sản phẩm luôn được lâu bền.
- Đây được xem là loại vật liệu nội thất có khả năng cách điện, cách nhiệt cực tốt, an toàn với người sử dụng.
- Đây là loại ván gỗ công nghiệp được xử lý bởi công nghệ hiện đại, có khả năng chống mối mọt, nấm mốc cao và chống trơn trượt.
7.2. Nhược điểm của gỗ nhựa
- Đồ nội thất gỗ nhựa có độ bền thấp.
- Với cấu trúc đồng nhất, gỗ nhựa không có các đường vân sống động như gỗ tự nhiên, gỗ nhựa thích hợp với phong cách nhà hiện đại.
- Gỗ nhựa có khả năng bắt vít kém, khi dùng nên hạn chế tháo ra lắp lại.
7.3. Ứng dụng của gỗ nhựa
Gỗ nhựa với khả năng duy trì vẻ đẹp lâu dài trong suốt 15 đến 25 năm nên được ứng dụng rộng rãi trong cả nội thất và ngoài trời. Các ứng dụng gỗ nhựa phổ biến nhất hiện nay như vật liệu làm trần nhà đẹp, lót sàn, lam gỗ phòng khách,….
Đặc tính của 4 loại lớp phủ bề mặt ván gỗ công nghiệp
Ngoài việc tham khảo cốt gỗ thì lớp phủ bề mặt cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tính thẩm mỹ, độ bền của gỗ công nghiệp. Cùng tìm hiểu 4 loại phủ bề mặt ván gỗ công nghiệp ở nội dung dưới đây:
1. Lớp phủ ván gỗ công nghiệp melamine
Theo thuật ngữ khoa học, Melamine là một bazơ, hợp chất hữu cơ này ít tan trong nước và có tính bền vững khá cao. Nhờ đặc tính này, Melamine được ứng dụng rộng rãi trên bề mặt nội thất. Keo Melamine còn thường được sử dụng như là một giải pháp nhằm làm tăng độ bền và giá trị thẩm mỹ cho đồ nội thất.
Bề mặt Melamine thường được biết đến với những cái tên khác như giấy Melamine. Bề mặt Melamine là giấy trang trí nhúng keo Melamine, được dùng để ép trên ván gỗ dăm. Ván Melamine là loại ván gỗ công nghiệp được cấu tạo gồm 2 phần chính là cốt ván gỗ công nghiệp và được phủ thêm một lớp giấy Melamine trên bề mặt.
1.1. Ưu điểm của ván gỗ công nghiệp Melamine
- Ván gỗ công nghiệp Melamine được sản xuất với nhiều chủng loại, kích thước và mẫu mã khác nhau. Do đó, ván gỗ Melamine có tính ứng dụng cao.
- Khi được sử dụng trong môi trường có độ ẩm tốt, ván gỗ Melamine có thể giữ màu đến hàng chục năm.
- Các đồ nội thất từ ván gỗ Melamine hạn chế được sự xâm nhập từ các tác nhân bên ngoài gây giảm tuổi thọ của gỗ như chất tẩy rửa, mối, mọt,…
- Ngoài ra, ván gỗ Melamine có giá thành phải chăng phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình Việt.
1.2. Nhược điểm của ván gỗ Melamine
- So với các loại vật liệu nội thất khác, ván gỗ Melamine có khả năng chịu lực và chịu mài mòn kém.
- Độ uốn ván, uốn cong và khả năng tạo hình bề mặt của vật liệu Melamine vô cùng thấp…
2. Lớp phủ Laminate
Laminate là một loại chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, có tên gọi khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Tấm Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt ván gỗ làm tăng tính thẩm mỹ cho nội thất bằng gỗ. Ván gỗ công nghiệp Laminate là một ván gỗ công nghiệp được phủ bề mặt bằng tấm Laminate.
2.1. Ưu điểm của ván gỗ Laminate
- Bề mặt Laminate có tính thẩm mỹ cao, màu sắc, vân gỗ đa dạng. Ngoài những màu trơn, ván Laminate còn có cả màu kim loại, màu ánh nhũ vô cùng hiện đại và sang trọng.
- Bề mặt của ván gỗ công nghiệp Laminate có tính năng chống xước, chống phai màu, chống các tác động từ hóa chất, giúp lưu giữ giá trị thẩm mỹ của đồ nội thất.
- Ván Laminate có khả năng chịu nhiệt tốt, chịu va đập cũng như các tác động vật lí cực cao, giúp duy trì tuổi thọ của sản phẩm nội thất.
- Một ưu điểm siêu Việt khác của ván gỗ Laminate là dễ dàng thi công và khả năng tạo hình uốn cong cực tốt. Phù hợp với những không gian nội thất hiện đại, sang trọng hay bề mặt gỗ có tạo hình bo cong ở các cạnh.
- Sử dụng bề mặt ván gỗ Laminate dễ dàng vệ sinh và lau chùi.
2.2. Nhược điểm của ván gỗ Laminate
- Để tạo ra được một ván gỗ Laminate cao cấp, đạt chuẩn thì yêu cầu kỹ thuật keo dán hiện đại, tiên tiến.
- So với các loại gỗ công nghiệp khác thì Laminate có giá thành khá cao.
3. Lớp phủ gỗ công nghiệp Veneer
Bề mặt ván gỗ công nghiệp Veneer chính là bề mặt gỗ tự nhiên, được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên. Kích thước chỉ dày dày 0.5mm. Sau khi bề mặt veneer được lạng mỏng từ cây gỗ sẽ được xử lý và dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau để làm ra các sản phẩm nội thất:
- Gỗ công nghiệp HDF phủ Veneer
- Gỗ công nghiệp MDF phủ Veneer
- Gỗ công nghiệp MFC phủ Veneer
3.1. Ưu điểm của lớp phủ Veneer
- Ưu điểm nổi bật nhất của lớp phủ Veneer là bề mặt nhẵn, sáng bóng, chống mối mọt, chống cong vênh.
- Vì bề mặt được lạng từ gỗ tự nhiên nên nội thất gỗ công nghiệp Veneer có các vân gỗ tinh tế, bền màu theo thời gian.
- Ván gỗ Veneer rất dễ thi công và tạo hình. Anh/chị có thể tạo ra những đường cong mong muốn giúp nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm nội thất.
3.2. Nhược điểm của lớp phủ Veneer
Hạn chế lớn nhất của ván gỗ công nghiệp dán Veneer có nhược điểm là chịu nước kém, dễ trầy xước. Chính vì thế nội thất gỗ công nghiệp phủ Veneer chủ yếu được đặt ở những nơi khô ráo, không tiếp xúc với nước.
4. Lớp phủ Acrylic
Acrylic là một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ, có thể trong suốt hoặc có màu sắc khác nhau. Ở Việt Nam, Acrylic thường được gọi là gỗ bóng gương hay Acrylic bóng gương.
4.1. Ưu điểm của lớp phủ Acrylic
- Ván gỗ công nghiệp Acrylic có màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng.
- Gỗ Acrylic có độ bóng cực cao, tạo cảm giác sang trọng cho không gian ngôi nhà.
- Nhờ có tính sáng bóng sang trọng, màu sắc đa dạng mà ván gỗ công nghiệp với bề mặt phủ Acrylic được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực như: tủ bếp, vách ốp phòng khách, phòng ngủ, tủ quần áo, tủ trang trí….
- Chất liệu mang màu sắc ổn định, không bị bay màu theo thời gian.
- Gỗ Acrylic có khả năng tạo hình cao và khả năng uốn dẻo cao, chịu lực lớn.
- Ván gỗ Acrylic mặc dù là gỗ công nghiệp nhưng an toàn với môi trường, không độc hại.
4.2. Nhược điểm của lớp phủ Acrylic
Bên cạnh những ưu điểm, Acrylic còn có một số hạn chế như sau:
- Giá thành của Acrylic cực cao.
- Bề mặt Acrylic dễ trầy xước, dễ bám bẩn và khó vệ sinh vì vậy khi lau trên bề mặt Acrylic anh/chị nên sử dụng khăn lau sạch, tránh để lại các vết xước li ti.
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn ván gỗ công nghiệp
Ngoài tìm hiểu về cốt gỗ và lớp phủ, bạn cũng cần lưu ý ưu – nhược điểm để có thể chọn cho mình ván gỗ công nghiệp phù hợp mục đích sử dụng:
Ưu điểm của ván gỗ công nghiệp
So với các loại vật liệu nội thất khác, gỗ công nghiệp sở hữu những ưu điểm vượt trội.
- Các loại gỗ công nghiệp có giá thành phải chăng hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.
- Với sự đa dạng của các bề mặt dán và sự phát triển của công nghệ sơn phủ, gỗ công nghiệp có hàng trăm loại với mẫu mã, màu sắc khác nhau. Điều này giúp đáp ứng mọi nhu cầu về thẩm mỹ của gia chủ.
- Gỗ công nghiệp phù hợp với các phong cách thiết kế nội thất hiện đại, trẻ trung. Với các mẫu thiết kế nội thất chung cư thì gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hoàn hảo.
- Các loại gỗ công nghiệp được xem là sự thay thế hoàn hảo của sự thiếu hụt và khan hiếm của gỗ tự nhiên.
- Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu Việt là không cong vênh, không co ngót giúp đảm bảo chất lượng của đồ nội thất.
Hạn chế của ván gỗ công nghiệp
- Gỗ công nghiệp có độ bền, độ dẻo dai kém hơn so với gỗ tự nhiên. Nếu để tiếp xúc trong quá trình ẩm ướt quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm nội thất.
- Gỗ công nghiệp có khả năng chịu lực kém hơn so với gỗ tự nhiên.
- Nếu như các sản phẩm nội thất bằng gỗ tự nhiên được điêu khắc với các đường nét hoa văn mềm mại, tinh xảo thì gỗ công nghiệp hoàn toàn ngược lại.
- Một điều cực kỳ quan trọng về gỗ công nghiệp mà nhiều anh/chị quan tâm đó chính là hàm lượng Formandehit, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã nắm rõ được thông tin cụ thể hơn về ván gỗ công nghiệp là gì? Để lựa chọn được cho mình loại gỗ công nghiệp phù hợp. Nếu bạn vẫn chưa tìm được vật liệu ưng ý hãy liên hệ ngay với F.Interior qua hotline: 037 527 0778 để được tư vấn tận tâm, miễn phí.
Là một CEO tại FINN Interior Design & Construction, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế nội thất, Nguyễn Thế Hùng mong muốn kiến tạo và mang đến không gian sống, trải nghiệm đẳng cấp, tinh tế đến với quý khách hàng.