Trong nhiều năm trở lại đây, gỗ công nghiệp trở thành loại vật liệu được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong trang trí thiết kế nội thất. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Chúng có ưu điểm gì mà lại được yêu thích như vậy.

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là loại vật liệu gỗ nhân tạo được cấu tạo từ thành phần chính là bột gỗ từ thân cây, nhánh cây kết hợp với tỉ lệ chất phụ gia, nhựa để tạo nên. Những gia chủ ưa chuộng gỗ tự nhiên quen thuộc thường thắc mắc liệu gỗ công nghiệp có tốt hơn gỗ tự nhiên. 

Thực ra với mỗi loại gỗ đều có những điểm cộng riêng mà tùy thuộc vào nhu cầu mỗi gia chủ để lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Gỗ công nghiệp có tốt không? để trả lời câu hỏi này bạn cần biết, Vật liệu gỗ công nghiệp có nhiều loại và tùy theo từng chất liệu khác nhau sẽ có độ bền khác nhau. 

Thế nê, tuổi thọ trung bình của vật liệu này có thể dao động từ 5 – 20 năm tùy theo từng nhà sản xuất. So với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp có những ưu điểm nổi bật phải kể đến như vân gỗ đa dạng, nhiều mẫu mã, giá thành rẻ hơn, khả năng chống mối mọt tốt hơn so với gỗ tự nhiên. 

Top 7+ loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Các loại gỗ công nghiệp trên thị trường khá đa dạng về hình thức và giá cả. Giá gỗ công nghiệp được tính theo tấm, phân khúc từ thị trường trung đến cao cấp, tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

Trong số những tấm vật liệu phổ biến nhất phải kể tới ván gỗ dăm và ván MDF. Với phân khúc thị trường cao hơn, có thể kể tới một số loại gỗ công nghiệp cao cấp có độ cứng chắc và độ bền ổn định như ván HDF, CDF hay ván dăm định hướng OSB.

Gỗ công nghiệp MDF 

Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF là một trong những loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay, nó được hình thành từ tên tiếng anh Medium Density Fiberboard. Gỗ MDF được tạo thành từ bột gỗ từ những cành hoặc nhánh cây. Thành phần chứa từ 75% là bột gỗ tự nhiên.

Độ dày phổ biến từ 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm. Có nhiều định dạng MDF như thường, MDF cao cấp chống cháy, chống ẩm… 

MDF được sử dụng nhiều trong nội thất gỗ công nghiệp cho chung cư hay văn phòng. Cùng với giá cả hợp lý, kiểu dáng độc đáo, chất lượng tương đối, ván MDF có khả năng thay thế gỗ tự nhiên trong các sản phẩm nội thất thông thường. 

Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF

Nguyên liệu bột gỗ HDF (High Density Fiberboard – gỗ sợi mật độ cao) được lấy từ gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, có độ bền cao. Thành phần chứa từ 80-85% là bột gỗ tự nhiên. Độ dày phổ biến từ 6-24mm. Tỷ lệ bột gỗ cao chứng tỏ gỗ HDF là tiêu chuẩn đảm bảo về độ bền, độ cứng và không gây hại cho môi trường và sức khỏe. 

Ưu điểm nổi bật nhất của gỗ công nghiệp HDF là nó không bị cong vênh do khả năng chống ẩm tốt trong khi các loại ván gỗ dễ hút ẩm hơn. Nguyên do là bởi mật độ cao của HDF khiến chúng ít xốp hơn nên không có lỗ rỗng để hơi ẩm xâm nhập vào. 

Gỗ công nghiệp Plywood

Gỗ công nghiệp Plywood
Gỗ công nghiệp Plywood

Là vật liệu gỗ nhân tạo, được cấu tạo bởi liên kết nhựa và các sợi tấm gỗ tự nhiên và tạo ra vật liệu tổng hợp plywood. Với chất liệu mỏng với độ dày tiêu chuẩn như 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 15, 18, 20, 25 (mm).

Gỗ công nghiệp Ván dăm MFC (Okal)

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ ván dăm Okal hay còn gọi là ván MFC (Melamine Faced Chipboard) được cấu tạo từ bột gỗ là những thân gỗ hoặc cành trong tự nhiên ( (bạch đàn, keo, cao su trong rừng…) nhưng tỉ lệ bột gỗ thấp. Ván dăm dễ dàng được phủ bề mặt Melamine, Veneer, Acrylic để tăng độ thẩm mỹ. 

Kích thước tiêu chuẩn: 1220×2440(mm). Độ dày phổ biến: 9 – 25mm 

Điểm nổi bật: Gia công đơn giản và giúp tiết kiệm chi phí hơn những dòng gỗ công nghiệp khác nhưng đi kèm đó là độ bền không cao bằng những dòng ván gỗ trên. 

Gỗ công nghiệp tấm Compact (gỗ nhựa)

Gỗ nhựa

Vật liệu này từ một tấm dạng cứng, đúng như cái tên nó có thành phần từ bột gỗ tự nhiên và nhựa là chính. Người ta sử dụng nền bằng giấy kraft sau đó phủ lên bề mặt bằng dung dịch nhựa và một số phụ gia khác, dưới quá trình nén ép ở nhiệt độ và áp xuất cao. Sau đó tấm compact được phủ bề mặt để tạo hoa văn. 

Ưu điểm: thiết kế đa dạng, không giới hạn các mẫu mã, có thể uốn cong tạo sự độc đáo cho không gian… 

Gỗ công nghiệp ghép thanh

Gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh được cấu tạo chính từ những thanh gỗ tự nhiên được xử lý bề mặt và kết dính các thanh gỗ lại với nhau. Chúng thường trải qua những công đoạn ghép lại với nhau đi kèm các công nghệ như cắt ghép, xử lý bề mặt chà bóng, sơn phủ, keo kết dính sau đó tạo thành một tấm gỗ có kích thước lớn. 

Các kiểu ghép thanh bao gồm: gỗ ghép thanh song song, gỗ ghép thanh kiểu ghép giác, ghép mặt ( ghép đầu nối, ghép finger), Hình thức ghép cạnh. 

So sánh những ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên

Gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp

Ưu điểm

  • Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau.
  • Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
  • Thời gian thi công sản xuất nhanh: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
  • Phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.

Nhược điểm

  • Độ bền: Nếu so sánh về độ bền giữa đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì không được bền bằng gỗ tự nhiên nhưng ngày nay khác với thời xưa đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc một vài năm theo model tùy theo điều kiện kinh tế của từng người, độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm, nếu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ thợ tay nghề cao.
  • Họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên (đường soi, họa tiết, hoa văn…).
  • Tuổi thọ: của đồ nội thất gỗ công nghiệp ít hơn đồ nội thất gỗ tự nhiên. Vì vậy sự lựa chọn ở đây chủ yếu theo phong cách, nhu cầu là chính, người thích phong cách cổ điển, ấm cúng thì chọn gỗ tự nhiên, còn nếu thích phong cách hiện đại, trẻ trung, có thể chọn gỗ công nghiệp để làm đồ nội thất.

Gỗ tự nhiên

Nội thất gỗ tự nhiên

Ưu điểm

  • Bền theo thời gian: Vật liệu gỗ tự nhiên thường có độ bền cao, một số loại gỗ thuộc dạng quý hiếm như Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương, Gụ, Trắc …còn gia tăng giá trị gỗ theo thời gian sử dụng.
  • Đẹp: Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ là nét đặc trưng của mỗi loại gỗ, không có hai loại gỗ có vân giống nhau, cho nên từ xưa những người am hiểu về gỗ có thể nhìn vân gỗ để nhận diện loại gỗ, giống như vân tay của con người vậy . Tùy vào sở thích của mỗi người mà chọn loại vân gỗ, màu sắc sơn phù hợp. Thông thường người ta thường sơn màu cánh gián, màu nâu vàng nhạt đậm tùy sở thích mỗi người, hoặc cũng có thể giữ màu tự nhiên của gỗ…
  • Bền với nước: Ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên là có độ bên cao khi tiếp xúc với nước, tất nhiên phải được tẩm sấy, sơn bả kỹ không hở mộng.
  • Chắc chắn: Như đã nói ở trên thì sự chắc chắn của gỗ tự nhiên rất cao cho dù bạn chọn loại gỗ gì đi chăng nữa, so với gỗ công nghiệp thì gỗ tự nhiên chắc chắn hơn.
  • Thẩm mỹ, họa tiết: Gỗ tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau tạo nên sự phong phú, với gỗ tự nhiên thì người thợ có thể chế tạo ra những họa tiết, kết cấu mang tính mỹ thuật , điều này thường không làm được ở gỗ công nghiệp vì gỗ công nghiệp được sản xuất theo tấm có độ dày cố định và giới hạn, mà không thể ghép những tấm gỗ vào với nhau được như gỗ tự nhiên.
  • Phong cách: Cổ điển, ấm cúng, sang trọng.

Nhược điểm

  • Giá thành cao: Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, hiện nay hầu hết gỗ tự nhiên được nhập khẩu, vì vậy giá gỗ khá cao, chi phí gia công chế tác gỗ tự nhiên cao vì phải làm thủ công nhiều, không thể sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp nên giá thành của sản phẩm gỗ tự nhiên luôn cao hơn khá nhiều so với gỗ công nghiệp.
  • Cong vênh, co ngót: Nếu thợ thi công nội thất nếu không có tay nghề cao, và không làm trong môi trường sản xuất nội thất chuyên nghiệp thì rất dễ làm ra một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và hiện tượng cong vênh, co ngót sẽ xảy ra nhất là với phần cánh cửa, cánh tủ …hầu hết các lỗi để đồ nội thất có tình trạng cong vênh là do người thợ bố trí kích thước không hợp lý, ghép mộng không đúng kỹ thuật, tuy ban đầu có thể không xuất hiện, hiện tượng cong vênh nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng các cánh bị vênh hoặc cong và không đóng được cánh tủ.

Lưu ý quan trọng khi lựa chọn gỗ công nghiệp

So với các loại vật liệu nội thất khác, gỗ công nghiệp sở hữu những ưu điểm vượt trội thế nhưng trong gỗ công nghiệp có chứa hàm lượng Formaldehyde là một loại khí không màu, có mùi khó ngửi, được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và nhiều sản phẩm gia dụng. 

Formaldehyde là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. 

Thế nên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, nhiều quốc gia đã đưa ra các quy định về tiêu chuẩn hàm lượng Formaldehyde có trong gỗ công nghiệp. 

Tiêu chuẩn đánh giá hàm lượng Formaldehyde có trong gỗ công nghiệp

Tiêu chuẩn hàm lượng Formaldehyde trong gỗ công nghiệp E là tiêu chuẩn quan trọng và bắt buộc tuân thủ ở các nước Châu Âu và Nhật Bản, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Tiêu chuẩn để đánh giá hàm lượng formaldehyde trong gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF được tính bằng ppm. 

Tiêu chuẩn này đòi hỏi một sản phẩm ván gỗ công nghiệp khi xuất xưởng phải đảm bảo các yếu tố về nguồn nguyên liệu, môi trường sản xuất. Nhưng quan trọng nhất là nồng độ Formaldehyde chứa trong keo phải nhỏ hơn 0.11ppm và lượng formaldehyde trong không phí cần phải < 2 ppm . 

Các yếu tố này đảm bảo sản phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Và nồng độ hóa chất thấp thì mới có thể đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.

  • Tiêu chuẩn E0 (nồng độ formaldehyde < 0.0004 mg/ lít). Đây là chỉ số cao nhất thể hiện hàm lượng Formaldehyde trong các ván gỗ công nghiệp , đây là tiêu chuẩn mà hầu như không có chất độc hại. Các nước áp dụng tiêu chuẩn này là Nhật Bản, Đức Australia, Newzealand, Hàn Quốc, Tây Á. 
  • Tiêu chuẩn E1 (nồng độ formandehit 0.4mg/ lít đến 1.5 mg/lít) trong gỗ công nghiệp Đây là chỉ số là đạt chuẩn, với nồng độ formaldehyde như vậy sẽ không gây độc hại trong quá trình sử dụng. E1 được xem là tiêu chuẩn quan trọng mà các hãng nội thất tại châu Âu và Nhật Bản bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Các nước áp dụng tiêu chuẩn E1 trong gỗ công nghiệp là Nhật Bản, Australia, Newzealand, Hàn Quốc, các nước Tây Á và Singapore.
  • Tiêu chuẩn E2 (nồng độ formaldehyde >1.5 mg/lít). Chỉ số này chỉ được tạm chấp nhận tại 1 số nước Châu Âu, Đông Nam Á, Bắc Phi,…

Công năng của các loại ván gỗ công nghiệp

Thị trường gỗ công nghiệp còn được phân khúc theo công năng sử dụng của mỗi mặt hàng gỗ. Thông thường, với hệ thống nhà dân, chung cư, trường học, ván dăm và ván MDF được sử dụng nhiều nhất. Hai loại ván này được ứng dụng rộng rãi trong thi công đồ nội thất như giường, tủ, quầy bàn, kệ sách…

Với những mục đích đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật và đặc tính như cách âm, chống cháy, chống ẩm, khách hàng có thể tham khảo một số loại ván gỗ công nghiệp cao cấp hơn như ván HDF, loại ván này có khả năng cách âm cực tốt, độ cứng chắc cao, bền vững và giúp kéo dài tuổi thọ của đồ nội thất.

Vệ sinh đồ nội thất làm từ các loại gỗ công nghiệp

Cách vệ sinh làm sạch đồ gỗ chạm trổ phức tạp trong nhà

Với gỗ công nghiệp, nguyên tắc hàng đầu và tối quan trọng là không được để nhiễm nước. Khi ván dính nước và bị ẩm, các phân tử nước len lỏi vào phần cốt ván khiến không khí vào theo làm bề mặt tấm ván bị biến dạng, để lâu ván sẽ có hiện tượng trương nở và không đảm bảo chất lượng. 

Trên thị trường có nhiều loại ván gỗ công nghiệp chống ẩm với màu xanh đặc trưng nhưng các loại ván này chỉ giảm thiểu khả năng biến dạng khi tấm ván trong môi trường ẩm hoặc tiếp xúc với nước chứ không hoàn toàn kháng nước.

Với đồ nội thất, đa phần đều được gia công từ các tấm gỗ công nghiệp đã được phủ bề mặt trang trí như melamine, laminate hay acrylic. Với các bề mặt này, lớp phủ trên cùng đã có keo melamine (với melamine và laminates) hoặc có lớp nhựa bóng với acrylic. 

Khi tẩy rửa, bạn cần lưu ý sử dụng khăn ẩm vừa phải, vắt kiệt nước mới lau lên bề mặt. Có thể dùng nước tẩy rửa thông thường nhưng nên pha loãng và vết bẩn nên được vệ sinh ngay để tránh tình trạng kẹt lại lâu ngày.

Những thiết kế nội thất sử dụng gỗ công nghiệp

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã nắm rõ được thông tin cụ thể hơn về gỗ công nghiệp là gì? Để lựa chọn được cho mình loại gỗ công nghiệp phù hợp. Nếu bạn vẫn chưa tìm được vật liệu ưng ý hãy liên hệ ngay với F.Interior qua hotline: 037 527 0778 để được tư vấn tận tâm, miễn phí.

0985758888 TƯ VẤN NGAY